Gần đây, vaccine sốt xuất huyết đã được cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tiêm chủng để tạo miễn dịch chủ động là một phần trong giải pháp tổng thể phòng chống sốt xuất huyết. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, phòng ngừa muỗi đốt vẫn cần được duy trì ngay cả khi đã tiêm chủng.
Để tăng cường phòng chống sốt xuất huyết trong những tháng cuối năm, Sở Y tế TPHCM đề nghị các trung tâm y tế quận huyện, trạm y tế phường xã thực hiện điều tra, xử lý ca bệnh, ổ dịch sốt xuất huyết triệt để trên địa bàn.
Các đơn vị cần theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn để đưa ra hướng xử lý kịp thời và hiệu quả, không để dịch bệnh bùng phát, lan rộng. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ điểm nguy cơ gây dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue cũng cần được đồng thời thực hiện.
Song song đó, các UBND quận, huyện, phường xã cần tiếp tục triển khai quyết liệt các hoạt động như: loại bỏ nơi sinh sản của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết; đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch bệnh.
Trẻ điều trị sốt xuất huyết tại TPHCM (Ảnh: Hoàng Lê).
Ngành giáo dục cần tăng cường các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, không để tồn tại vật chứa nước phát sinh lăng quăng, muỗi; thực hiện các biện pháp giám sát bệnh trong trường học cũng như kỹ năng truyền thông cho phụ huynh.
Sở Y tế lưu ý các sở, ban ngành, trong mỗi hoạt động cần có đánh giá tác động đến môi trường xung quanh và nguy cơ phát sinh dịch bệnh, để từ đó có biện pháp giải quyết căn cơ.
Và điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình cần chủ động tìm, loại bỏ các vật chứa có khả năng phát sinh lăng quăng. Khi có người xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh sốt xuất huyết, cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, hướng dẫn chăm sóc điều trị phù hợp.
Trên bình diện khu vực phía Nam, theo số liệu giám sát của Viện Pasteur TPHCM, số ca mắc sốt xuất huyết tích lũy từ đầu năm đến tuần 45 là 44.980 ca, giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm 2023.
" alt=""/>TPHCM tăng liên tục ca mắc sốt xuất huyết, đã có 1 trường hợp tử vongHai thợ trang điểm bị gia chủ nghi ngờ trộm 20 triệu đồng (Ảnh cắt từ clip: T.M.N.).
"Tụi con không hề bước vào phòng riêng của cô dâu. Tụi con đã ra về rồi mà còn bị giữ lại, ai nấy cũng nhìn. Nếu tìm không có (tiền), cô chú phải xin lỗi", một trong hai người thợ lên tiếng.
Để chứng minh bản thân không lấy trộm tiền, cả hai đã đồng ý cho người thân của khách hàng lục soát vali đựng đồ nghề. Trong lúc đó, vì công việc cấm kỵ người khác bước chân qua đồ nghề, hai thợ trang điểm ra sức nhắc nhở nhưng những người lục soát không bận tâm.
Đáng chú ý, sau khi kiểm tra vali và phát hiện không có tiền bên trong, gia đình của khách hàng vẫn không để hai thợ trang điểm ra về mà liên tục lớn tiếng cãi vã. Đỉnh điểm, một người phụ nữ đã yêu cầu hai cô gái cởi quần áo để kiểm tra một lần nữa.
Bức xúc, cả hai lên tiếng, yêu cầu mời công an vào cuộc thì bị người phụ nữ này dọa tát vào miệng. Vì quá sợ hãi, hai cô gái mới khóc nức nở, đành cởi quần áo để người này lục soát cơ thể.
Sau đó, dù không chứng minh được thợ trang điểm trộm tiền, người phụ nữ vẫn tiếp tục kiểm tra vali và không lên tiếng xin lỗi. Một lát sau, chú rể và một số người khác mới có mặt, xin lỗi cả hai.
"Tụi con đã cố giải thích là suốt ngày nay cả hai chỉ ở bên cạnh cô dâu, không hề bước tới phòng riêng. Tụi con đã nhờ gọi cô dâu xuống làm chứng nhưng không ai gọi cả. Thử hỏi cô chú cảm thấy như thế nào khi con cháu của mình đi làm thức khuya, dậy sớm, nhịn đói tới bây giờ rồi bị gọi vào cởi đồ lục soát, đổ oan trộm cắp?", cô gái nói trong nước mắt.
Ngay sau đó, hai thợ trang điểm đã trình báo sự việc để cơ quan chức năng vào cuộc, xử lý. Sự việc xảy ra đã khiến cư dân mạng phẫn nộ, đặc biệt là trong cộng đồng thợ trang điểm.
Không vào phòng riêng, không ăn dù được mời
Gia Bảo (24 tuổi, ngụ tại TPHCM), một thợ trang điểm có 2 năm theo nghề, vừa thấy bức xúc, vừa chạnh lòng khi theo dõi sự việc. Trong quá trình học nghề, thầy của Bảo luôn căn dặn học trò tuyệt đối không bước vào phòng riêng của gia chủ.
Khi trang điểm, thợ phải bố trí cho khách ngồi ở phòng bếp, trước bàn thờ gia tiên, hành lang hoặc phòng khách. Bởi khi gia chủ mất tài sản, họ rất dễ trở thành đối tượng bị nghi ngờ đầu tiên, như trong sự việc nói trên.
"Thậm chí, chúng tôi còn không được ngồi vào bàn ăn trong lễ cưới, dù gia đình có ngỏ lời mời. Tôi từng chứng kiến đồng nghiệp bị gia chủ trừ tiền công trang điểm vì tin lời mời mà ngồi vào bàn ăn. Ngoài ra, khi đi làm, ê-kíp phải có ít nhất 2 người để có thể hỗ trợ lẫn nhau khi có vấn đề xảy ra", Gia Bảo chia sẻ.
Thợ trang điểm không chỉ cần giỏi về chuyên môn mà còn phải rèn luyện kỹ năng giao tiếp (Ảnh minh họa: H.L.).
Cô gái cho hay để trở thành một thợ trang điểm chuyên nghiệp, họ phải học ít nhất 4 tháng, vào nghề thì thậm chí mất vài năm vì tay nghề chưa vững. Làm dịch vụ nên thợ trang điểm không chỉ cần rèn luyện kỹ năng thật giỏi, mà còn phải biết cách giao tiếp, thậm chí hạ mình để không phá hỏng ngày vui của khách.
Tiền công kiếm được chỉ đủ trang trải cuộc sống, Bảo bộc bạch, phải yêu nghề lắm mới có thể bám trụ, bởi nghề này rất vất vả. Đa phần, lễ cưới bắt đầu từ rất sớm nên họ phải làm việc từ 0h hoặc rạng sáng để kịp hoàn chỉnh diện mạo cho cô dâu.
"Có lần, cô dâu ngủ quên, chúng tôi gọi mãi không bắt máy. Thợ phải mang thùng đồ nghề rất nặng, đứng trước nhà chờ trong vô vọng lúc nửa đêm, cảm giác vừa sợ, vừa bất an. Không những vậy, trong lúc làm việc, chúng tôi còn hay bị người khác soi mói nhưng lại không thể lên tiếng, phản ứng", cô gái nói.
" alt=""/>Thợ trang điểm bị vu trộm tiền, bị lột đồ kiểm traBộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung (Ảnh: Trọng Quỳnh).
"Không phải lúc nào chúng ta cũng chỉ thấy nhà giáo lo dạy thêm, bươn chải cuộc sống. Chính vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề lương, phụ cấp của giáo viên", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Thứ hai về các chính sách ưu đãi khác phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, loại hình giáo dục, vị trưởng ngành nêu điển hình về chính sách với giáo dục trong đại học. Ở đây, điều cần quan tâm nhất là việc tự chủ thực sự, tự chủ tài chính, quyền hạn trong công tác cán bộ.
Bởi, tự chủ đại học là khâu đột phá trong giáo dục, cũng là điểm nổi bật mà dự Luật nêu ra.
Cùng với đó, chính sách về nhà ở, nhà công vụ cũng được Bộ trưởng lưu ý, đặc biệt ở khu vực vùng sâu, vùng xa. "Nhà công vụ cần được sử dụng đúng nghĩa. Khi hết thời gian công tác cần trả lại, không thể biến nhà công vụ thành nhà riêng", ông Dung nêu quan điểm.
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện nay, nước ta đang tập trung củng cố, nâng cao chất lượng trường học, nhưng tình trạng trường học chưa đáp ứng yêu cầu, nhà tạm, nhà dột nát vẫn còn nhiều.
Để giải quyết được thực tế trên, Bộ trưởng nhấn mạnh cần quy định rõ nhà nước có trách nhiệm đầu tư ngân sách xây dựng kiên cố trường học, cùng với đó là huy động hỗ trợ từ xã hội.
Đánh giá chung, Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng các nguyên tắc về chính sách ưu đãi thực sự với lĩnh vực giáo dục, nhà giáo dục, nhà quản lý, chứ không phải chính sách "ban ơn" đặc thù riêng.
Bộ trưởng nhắc lại khi dự thảo mới được lấy ý kiến, có những chính sách đặc thù mà bản thân nhà giáo không thích. Vì vậy, cần lựa chọn những chính sách ưu tiên thực chất.
Đánh giá kỹ tác động giảm tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non
Liên quan đến quy định nghỉ hưu sớm trong ngành giáo dục, người đứng đầu ngành Lao động - Thương binh và Xã hội nhắc lại, Bộ luật Lao động quy định về lĩnh vực, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị trừ tỷ lệ hưởng.
Hiện nay, cả nước đã có 1.840 công việc, lĩnh vực đặc thù được nghỉ hưu sớm, trong đó có một số lĩnh vực, công việc của ngành giáo dục.
Bộ trưởng nêu quan điểm về việc ủng hộ những ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được nghỉ hưu sớm mà không bị giảm trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
Song, vị trưởng ngành phân tích sự khác nhau giữa tuổi nghề và tuổi nghỉ hưu. Khi hết tuổi nghề ở một số lĩnh vực, công việc đặc thù thì cần có phương án, chính sách chuyển đổi nghề, công việc. Bên cạnh kế hoạch của bản thân họ, nhà nước cũng có những chính sách hỗ trợ.
Toàn cảnh buổi thảo luận tổ (Ảnh: Trọng Quỳnh).
Liên quan đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm 5 năm mà không giảm trừ, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chỉ rõ dự Luật còn quy định chung chung và chưa đánh giá hết những tác động liên quan.
Bộ trưởng kiến nghị, trong số 300.000 giáo viên mầm non, người quản lý, phục vụ... cần phân loại cụ thể những người mong muốn nghỉ hưu sớm và đánh giá tác động của đề xuất này.
Bộ trưởng tái khẳng định hoàn toàn ủng hộ những nhóm ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại được nghỉ hưu sớm nhưng cần đánh giá tác động thật kỹ. Việc đánh giá vừa cần thiết với quá trình xây dựng pháp luật vừa phù hợp hơn với thực tiễn.
Về dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh dự Luật được tiếp thu, chỉnh lý với tinh thần cầu thị cao nhất.
Hiện nay, vấn đề việc làm rất đa dạng, linh hoạt, năng động. Bên cạnh đó, một người có nhiều giao kết hợp đồng khác nhau.
Ngoài vấn đề tập trung trước đây, dự Luật hướng đến lượng hóa những vấn đề nguyên tắc.
Trong đó, quy định về bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm. Trước đây, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định cứng...
Sửa đổi Luật lần này, Bộ trưởng nhấn mạnh sẽ thực hiện nguyên tắc là "bà đỡ" của thị trường, tăng loại hình hỗ trợ, mức hỗ trợ, tính liên kết, chia sẻ của bảo hiểm thất nghiệp.
" alt=""/>"Lương giáo viên cần đặc biệt quan tâm để nhà giáo không phải lo dạy thêm"